10 điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho mọi hoạt động của bạn. Hãy chú ý những điều cơ bản sau đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình nếu chẳng may có những vấn đề về tim mạch.

10 điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch
10 điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà rất nhiều người hiện nay đang lo lắng, hoặc đã mắc phải. Bệnh ảnh hưởng đến những hoạt động quá sức, giảm khả năng làm việc của tim. Bệnh động mạch vành, loạn nhịp tim, suy tim là những bệnh lí khá cơ bản và dễ bắt gặp. Các bệnh tim mạch cũng là nguyên nhân gây ra sự không cung cấp đủ oxi đến các cơ quan, các bộ phận trong cơ thể, khiến các cơ quan này không hoạt động hiệu quả, và nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

10 điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch

Chính vì thế, không chỉ với những người mắc bệnh tim mạch, mà tất cả chúng ta cần có lối sống lành mạnh để có thể bảo vệ sức khỏe và sự sống của bản thân. Hãy nhớ những điều sau đây.

1.Tránh xa thuốc lá

Thuốc là là yếu tố hàng đầu khiến những ca mắc và tử vong co bệnh tim mạch. Trong thuốc là có nhiều thành phần độc hại như nicotin, formaldehyt, cyanid, hắc ín,… Trong đó, Nicotin làm tăng co thắt động mạch vành, giảm lượng khí oxi đến tim, gây chứng huyết áp cao, tăng khả năng biến chứng tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Theo các nghiên cứu cho thấy, việc bỏ thuốc lá cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch so với những người vẫn duy trì việc hút thuốc ít nhất 1,6 lần. Nguy cơ  mắc bệnh tim mạch của những người hút trên 14 điếu thuốc một ngày còn gấp 5,5 lần so với những người đã bỏ thuốc

2. Hạn chế uống rượu

Uống rượu nhiều có thể làm tăng lượng triglyceride trong máu, làm xơ cứng mạch và thu hẹp lòng mạch máu, gây chứng đau tim, đột quỵ.

Nguoi-co-benh-tim-mach-nen-tranh-xa-thuoc-la-va-ruou
Người có bệnh tim mạch nên tránh xa rượu bia và thuốc lá

Do đó, cần hạn chế uống rượu, nhất là các loại rượu mạnh, uống rượu điều độ và lượng hạn chế sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

3. Bổ sung chất xơ

Các loại thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa động mạch, khiến động mạch bị hẹp và cứng, gây tắc nghẽn, hình thành chứng nhồi máu cơ tim. Chỉ cần bổ sung 25-30g chất xơ mỗi nữa ăn thì bạn đã có thể hạn chế mức cholesterol xấu trong máu.

4. Giảm lượng chất béo bão hòa

Axit lauric, axit myristic, axit palmitic và axit stearic là những loại chất béo được sử dụng phổ biến nhất, chiếm  tầm 10% năng lượng toàn phần của mỗi người, đồng thời cũng là nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.

Vì thế, cần hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ, bơ, kem, bánh ngọt, phomat, đồ ăn nhanh, dầu dừa,…

chat-beo-bao-hoa-lam-tang-kha-nang-benh-tim-mach
Chất béo bão hòa làm tăng khả năng bệnh tim mạch

5. Bổ sung tăng cường trái cây tươi

Rất nhiều loại hoa quả thường được khuyên dùng để tốt cho sức khỏe tim mạch nói riêng cũng như sức khỏe con người nói chung. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Trong một báo cáo tại hội nghĩ thường niên của Hội Tim mạch học châu Âu cũng nhấn mạnh đến việc : ăn trái cây tươi hằng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì bệnh tim.

6. Giảm lượng muối hấp thụ

Dù muối rất cần thiết cho cơ thể cũng như hương vị của món ăn. Thế nhưng, việc ăn muối quá nhiều lại là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu . Một nghiên cứu cũng cho thấy có tới 90% người dân Việt Nam ăn nhiều muối hơn so với khuyến cáo. Vì vậy, ngay từ bây giờ, những người bệnh tim mạch cần có chế độ ăn nhạt, nên ăn dưới 3 g muối mỗi ngày.

7. Ăn cá

Với lượng Omega-3 dồi dào giúp ạ huyết áp, giảm triglycerids máu, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ… cá là thực phẩm không thể thiếu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi hồ và cá ngừ là những nguồn Omega-3 dồi dào cho cơ thể mà bạn cần biết,

8. Kiểm soát cân nặng

Tình trạng béo phì, đặc biệt là mỡ trong ổ bụng gây ảnh hưởng đáng kể đến sự trao đổi chất của cơ thể.Tình trạng béo phì cũng làm tăng lipit lên máu và cản trở hoạt động của hormone insulin. Tình trạng béo phì cũng kéo theo tăng huyết áp, tăng acid béo bão hòa, triglycerid, lượng đường trong máu và các phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý về tim mạch, nhất là bệnh xơ vữa động mạch vành.

chi-so-bmi-va-benh-tim-mach
Chỉ số BMI quyết định nhiều đến sức khỏe tim mạch

9. Hoạt động thể chất điều độ, thường xuyên

Tập thể dục giúp con người khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh tật.  Cường độ tập luyện được khuyến cáo là 30 phút/ngày với 5 ngày/tuần. Hãy luyện tập bằng cách đi làm bằng xe đạp, đi bộ hay chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, đá cầu… để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Tránh tình trạng hoạt động quá sức, quá thời gian, có thể gây những tác hại không mong muốn, nhất là với những người mắc bệnh tim mạch.

10. Kiểm tra sức khỏe định kì

Việc kiểm tra sức khỏe định kì là một trong những thói quen cần có để phòng tránh mọi bệnh tật và bảo vệ sức khỏe bản thân. Đặc biệt là với những người có nguy cơ hoặc có bệnh tim mạch, thì điều này càng cần thiết để bạn an tâm về sức khỏe và tình trạng của cơ thể mình

Chú ý:

Hãy luyện tập thói quen đọc nhãn mác khi mua các sản phẩm, chú ý đến hàm lượng calo, chất béo, muối, đường,…  trong sản phẩm để luôn ăn uống lành mạnh, bổ ích.

Khi sử dụng các sản phẩm sức khỏe cho tim mạch, hãy lưu ý đến thành phần cũng như cơ chế tác động của các thành phần để giúp bản thân có thể lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho bản thân.