Nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột

 Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh ngừng thuốc: hết liệu trình điều trị, gặp tác dụng phụ của thuốc… Đối với những người dùng thuốc trong thời gian dài, khi ngừng thuốc đột ngột không chỉ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, làm cách nào để người bệnh có thể ngừng thuốc một cách an toàn?

Nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột
Người bệnh cần liên hệ chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc.

Những hệ lụy khi ngừng thuốc giữa chừng

Đối với các bệnh cấp tính, ví dụ như viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh. Thông thường thời gian dùng từ 5 – 10 ngày và hẹn tái khám. Việc tái khám giúp bác sĩ đánh giá điều trị của mình xem hiệu quả đến đâu. Nếu khỏi bác sĩ có thể cho ngừng thuốc, nhưng nếu chưa khỏi, bác sĩ sẽ xem xét lại điều trị (điều chỉnh liều lượng hoặc phối hợp thuốc hoặc thay thế thuốc khác khi điều trị trước đó không hiệu quả).

hết hoàn toàn và có nguy cơ trỗi dậy), làm bệnh có thể nặng hơn, diễn biến  khó lường. Điều nguy hiểm là gây nên tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh, khiến những lần bệnh sau uống thuốc không còn hiệu quả.

Đối với các bệnh mạn tính, phải dùng thuốc lâu dài, thậm chí là suốt đời như đái tháo đường, tăng huyết áp… nhiều người bệnh dùng thuốc điều trị một thời gian thấy huyết áp ổn định, đường huyết trở lại bình thường… đã tự ý bỏ thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm. Bởi huyết áp và đường huyết bình thường là do có sự trợ giúp của thuốc. Nếu ngừng thuốc, huyết áp có thể tăng trở lại, đường huyết tăng cao… là nguyên nhân dẫn đến các tai biến nghiêm trọng như: đột quỵ, tai biến mạch máu não, hôn mê… nguy hiểm đến tính mạng.

Theo một báo cáo từ CVS Caremark (Mỹ) cho thấy, một nửa số bệnh nhân đang dùng thuốc cho các bệnh mạn tính sẽ ngừng dùng chúng trong năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu điều trị. Việc không tuân thủ này có thể dẫn đến tình trạng bệnh mạn tính trở nên tồi tệ hơn, tăng số lần nhập viện, tăng thêm chi phí chăm sóc sức khỏe và kết quả sức khỏe tổng thể xấu đi. Việc ngừng thuốc đột ngột còn khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ do ngừng dùng thuốc.

Ngừng thế nào cho an toàn?

Một số loại thuốc có thể ngừng ngay lập tức mà không cần lịch trình ngưng đặc biệt. Tuy nhiên, muốn ngừng thuốc cần có ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng tình trạng bệnh của mình đã được khống chế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều loại thuốc yêu cầu giảm dần liều lượng hoặc tần suất trong thời gian dài, thường từ 2 – 6 tuần hoặc lâu hơn trước khi ngừng thuốc.

Việc giảm liều từ từ sẽ giúp tránh các tác dụng phụ khó chịu có thể gặp phải nếu ngừng thuốc nhanh chóng. Nếu đang dùng nhiều loại thuốc, có thể giảm từng loại thuốc một để tránh thêm tác dụng phụ. Hãy liên lạc chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình này.

Gặp tác dụng phụ của thuốc là một nguyên nhân khiến người bệnh bỏ thuốc. Ví dụ, các loại thuốc điều trị cholesterol như statin (atorvastatin, rosuvastatin…), có thể gây đau cơ, tổn thương gan hoặc các vấn đề về trí nhớ. Tuy nhiên, trước khi ngừng statin, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các bất lợi mà mình gặp phải. Bác sĩ sẽ có lời khuyên thích hợp như: Thay đổi liều lượng, thay thế thuốc khác…

Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, người bệnh nên hỏi bác sĩ và ghi lại câu trả lời để tham khảo, bao gồm: Liều lượng dùng và thời gian dùng thuốc; Kết quả mong đợi; Các tác dụng phụ thường gặp và cách ứng phó, bao gồm cả việc ngừng thuốc đột ngột…

Bất lợi có thể xảy ra khi ngừng đột ngột một số thuốc:

Thuốc chống trầm cảm (paroxetine, sertraline, venlafaxine): Hoảng sợ, kích động, trầm cảm nặng hơn, ác mộng, mất ngủ nhầm lẫn…
Thuốc chống loạn thần (aripiprazole, clozapine, olanzapine, quetiapine): Tái phát nghiêm trọng các triệu chứng, lo lắng, rối loạn vận động hoặc loạn trương lực cơ (cử động cơ không tự chủ), các triệu chứng Parkinson, hội chứng an thần kinh ác tính.
Nhóm benzodizepines (alprazolam, oxazepam, temazepam, triazolam): Co giật, lo lắng, mất ngủ hồi phục, run, buồn nôn, tim đập nhanh, ảo giác…
Nhóm corticoid (cortisol, prednisone): Đau, mệt mỏi, huyết áp thấp, lo lắng, mất ngủ, khó chịu, trầm cảm, buồn nôn, nôn.
Nhóm statin trị mỡ máu (atorvastatin, lovastatin, rosuvastatin, simvastatin): Mức độ protein phản ứng C (CRP) và LDL tăng nhanh có thể xảy ra; nguy cơ bệnh tim trở nên tồi tệ hơn…

Nguồn: Sức khỏe Đời sống