Những thuốc nên uống trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn

Thức ăn ảnh hưởng đến dược động học của thuốc do làm ảnh hưởng đến mức độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của các thuốc, có thể làm thay đổi tác dụng cũng như độc tính của thuốc. Phần lớn các lời dặn dò đã được nhà sản xuất lưu ý trên nhãn, tuy nhiên cũng có những nguyên tắc chính mà dược sỹ cần phải nhớ. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin các dược sỹ nên nhớ.

Những thuốc nên uống trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn

Sinh khả dụng của thuốc có thể bị thay đổi bởi thức ăn làm thay đổi thời gian rỗng của dạ dày. Nếu uống thuốc lúc đói, thuốc chỉ lưu lại trong dạ dày tầm 10 đến 30 phút rồi xuống ruột. Ngược lại, nếu uống thuốc sau khi ăn, thời gian lưu lại dạ dày của thuốc có thể tăng lên từ 1 đến 4 giờ. Vì thế, những thuốc có độ tan kém như propoxyphene sẽ được hấp thu tốt hơn khi lưu lại lâu trong dạ dày còn những thuốc kém bền trong môi trường axit như ampicillin, erythromycin sẽ bị giảm sinh khả dụng do bị axit phá hủy.

Nhiều người cho rằng thuốc uống khi nào cũng được…

Việc uống thuốc trong/ngay sau khi ăn khiến cho sự di chuyển của thuốc trong đường tiêu hóa chậm đi. Điều này sẽ có lợi cho những thuốc được bào chế dưới dạng thuốc giải phóng chậm và những thuốc cần tác dụng tại chỗ trong lòng ruột. Ví dụ như thuốc tẩy giun albendazole và mebendazole. Một lợi ích khác đối với những thuốc cần tác dụng tại chỗ trong lòng ruột đó là thức ăn khiến lượng thuốc được hấp thu vào máu giảm, khiến cho độc tính của thuốc giảm đi.

Mật được kích thích bài tiết ra nhờ thức ăn, nhất là những loại thức ăn nhiều chất béo. Như vậy, nếu được uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn sẽ có lợi đối với những thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như các vitamin A, D, E, K.

Tuy nhiên thời điểm uống thuốc so với bữa ăn rất quan trọng đối với tác dụng của thuốc

Một ưu điểm nữa của việc uống thuốc trong khi ăn đó là thức ăn giúp hạn chế tác dụng kích ứng đường tiêu hóa của nhiều thuốc. Các kháng sinh nhóm quinolone, muối kali, doxycycline… nên uống ngay trong bữa ăn vì giảm tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày – ruột và thức ăn không làm giảm hấp thu của thuốc. Bên cạnh đó, đối với những thuốc vừa gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa vừa bị giảm hấp thu do thức ăn, nếu vẫn uống trong bữa ăn thì có thể chuyển thuốc sang dạng lỏng bằng cách nhai và uống nhiều nước hoặc chọn dạng bào chế khác phù hợp hơn.

Một số thuốc nên uống trong/ngay sau bữa ăn