Ngày nay, ngành Dược đang phát triển rất mạnh mẽ. Thuốc mới được công bố ngày càng nhiều có nhiều công dụng mới và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là rất khó để đọc đúng tên thuốc và làm thế nào để không nhầm lẫn khi đọc tên để tránh nguy cơ không mong muốn.
Timothy O’shea đã tổng hợp được một vài lỗi sai thường gặp khi phát âm tên thuốc trong cuốn “12 khó khăn khi đọc tên thuốc”. Alex Barker lại tập trung vào cách phát âm phức tạp của thuốc mới. Trong cuốn “Mười ba lỗi sai cần tránh của người mới vào nghề và cách khắc phục” của Adam Martin, ông đã đưa ra việc kê đơn thuốc sai người mới tốt nghiệp cần tránh.
Dưới đây là năm lỗi sai hay mắc phải nhất khi đọc tên thuốc chúng ta cần biết:
Mục lục
1. Lỗi trong quá trình thêm các cụm từ mới được chèn vào, bởi từ thêm không khớp và khó phát âm so với từ gốc.
Ví dụ như vancomycin thường đọc là van cô my xin. Vancomycin một kháng sinh nhóm glycopeptid chỉ tác dụng lên vi khuẩn gram (+), kháng sinh này chỉ sử dụng tại bệnh viện trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và phải theo dõi chặt chẽ các phản ứng phụ. Trong khi myosin là tên một protein có trong cơ chủ yếu chỉ được biết đến trong giải phẫu, tâm lí học, liệu người bệnh có đọc sai như vậy không? Có thể do các chữ m-y-c chỉ gặp trong tài liệu khoa học, không phổ biến. Khi gặp những từ lạ như vậy, người bệnh thường biến nó thành những từ dễ đọc hơn như là những điều họ biết về tật cận thị hay bệnh về cơ tim.
Bên cạnh đó, việc chèn chữ “a” giữa “t” và “f” trong từ “metformin” (thuốc điều trị tiểu đường thuộc nhóm biguanid) cũng là lỗi thường gặp hay tiền tố “meta”trong từ “metaphysic”, “metallic”, “metastasis” phổ biến hơn là e-f-t (các chữ cái này ít khi gặp trong tên thuốc nhưng cũng có trong khá nhiều từ trong tiếng Anh như từ “forgetful nghĩa là hay quên”, “regretfully nghĩa là hối tiếc”.
2. Lỗi khi đọc một số âm câm (không phát âm):
Ví dụ như atenolon thuốc chống tăng huyết áp chẹn thụ thể beta adrenergic có tác dụng làm giảm lực co cơ và giảm nhịp tim thường đọc thành “atenol” (bỏ đuôi “ol”), simvastatin chất ức chế đặc hiệu men khử HMG-CoA enzyme xúc tác phản ứng trong chuyển hóa tạo cholesterol nên thuốc này có tác dụng hạ cholesterol máu thường đọc thành “simvastin” (bỏ “ta”), hoặc bỏ âm “i” đầu tiên trong “cetirizin” (thuốc kháng histamin chống dị ứng) thành “cetirizin”. Lỗi sai này cực kì nghiêm trọng, bởi nó có thể nhầm lẫn với “sertralin”thành chất ức chế mạnh và đặc hiệu chỉ định điều trị triệu chứng bệnh trầm cảm và có tương tác thuốc mạnh, phải thận trọng khi sử dụng. Ba lỗi sai trên rất hay gặp do các thuốc mới phát triển thường được gọi tên bắt đầu bằng những từ quen thuộc bằng âm tiết đầu tiên như “at” trong atenolon, “sim” là viết tắt của từ tiếng Anh “simulation có nghĩa kích thích”, “vast có nghĩa ống hay mạch” trong “simvastatin”, “set có nghĩa là bộ” trong “certirizin”.
3. Thay thế bằng từ tiếng Anh có cách phát âm gần giống có thể gây ra một số nhầm lẫn.
Ví dụ “contin” trong chế phẩm “oxycontin” thay bằng “cotton nghĩa là sợi bông”. Hoặc có thể phát âm chữ “e” trong “candesartan” là “e” chứ không phải là “eh” làm cho từ hai âm tiết đầu nghe như “candy có nghĩa là kẹo” tạo thành “candysartan”. Thuốc gốc tên tiếng Anh có thể hoàn toàn khác về công dụng điều trị, ví dụ như “hydrocodon” và “hydrocodein” trong đó hydrocodon có tác dụng giảm đau tác dụng lên thần kinh trung ương thuộc nhóm opioid còn hydrocodein rất khó hấp thu ít khi được sử dụng.
4. Đọc sai trọng âm của từ xảy ra khá thường xuyên.
Thuốc ức chế bơm proton như “omeprazol” và thuốc điều trị Parkinson “ropinirol” kết thúc bằng “zole” và “role”. Có thể đọc âm cuối là “zo’lee” và “ro’lee” do cách nhấn trọng âm vào âm thứ hai từ cuối lên. Cách đọc này không sai, nhưng không nên sử dụng bởi nó sẽ phá vỡ tính chính xác Y học luôn đòi hỏi.
5. Thay thế tên thuốc hoàn toàn: Đây là cách dễ gây nhầm lẫn nhất khi đọc.
Sự thật, bộ não có thể nhận biết các từ chỉ cần dựa vào âm đầu và âm cuối ăn khớp với nhau. Ví dụ với “propranolol” và “prednisolon” đều bắt đầu và kết thúc bằng “pr” và “olon”. Sự chủ quan khi nhận biết thuốc mà chỉ dựa vào âm đầu và âm cuối như thế này đã gây ra hậu quả đáng buồn khi kết hợp hai thuốc này đã làm cho người bệnh hen tử vong. Tương tự với “hydromorphon” và “morphin” chỉ khác nhau một chữ cái nhưng đã gây ra nhiều ca tử vong đáng tiếc.
Bên cạnh việc Viện An toàn sử dụng thuốc yêu cầu tên thuốc phải viết IN HOA thì chúng ta cần phải tự tìm hiểu những phương pháp phân biệt thuốc. Trong cuốn “Làm thế nào để đọc đúng tên thuốc: Cách tiếp cận trực quan nhất tránh nhầm lẫn tên thuốc” không hề đưa ra cách đọc tên thuốc như học từ vựng tiếng Anh thông thường. Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách:
“Không có một cách đọc tên thuốc nào cụ thể bởi cách đọc phụ thuộc nhiều vào cách phát âm của mỗi người. Thế mà chỉ nhầm lẫn nhỏ thôi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thâm chí gây chết người. Xét với hydromorphon và morphin, morphon có hoạt tính sinh học cao gấp một0 lần morphine, gây suy hô hấp làm người bệnh tử vong ngay lập tức. Điều này đòi hỏi các nhân viên y tế phải kiểm tra kĩ trước khi sử dụng. Có thể dùng nhãn mác khác nhau dễ nhận biết bằng mắt để phân biệt riêng hai loại thuốc này.
Một cách khác để nhớ, với hydromorphon, có thể chia thành năm âm tiết. “hy” trong “hybrid nghĩa là hỗn hợp”, “dro” trong “drone nghĩa là tiếng vo vo”, “mor trong cụm từ more not lessnghĩa là nhiều hơn, ” “phone trong telephone nghĩa là điện thoại.” Cách nhớ này biến những tên thuốc dài thành những từ ngữ đơn giản, gần gũi hơn, làm cho não bộ nhạy cảm hơn khi nhìn thấy tên thuốc.
Với morphin, “mor” trong từ “more”, “phi” trong từ sophia, “ne” từ dune trong “a sand dune nghĩa là cồn cát” . Với những dán nhãn này, các nhân viên y tế cho dù bị rối trí trước rất nhiều nhãn thuốc cũng sẽ ít bị nhầm lẫn hơn.
Hơn thế nữa, người bệnh cũng cần được biết phương pháp này để tự phân biệt thuốc. Từ đó họ có thể tự kiểm tra và giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc, đặc biệt là những tên thuốc phức tạp.
Lưu ý
1. Khi phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt trong đó có cách đọc và viết tên thuốc cần tuân thủ quy tắc theo qui ước của Hiệp hội hoá học thuần tuý ứng dụng (The International Union of Pure and Aplied Chemistry viết tắt là I.U.P.A.C.) và hướng dẫn của Ủy Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước nay là Bộ Khoa học Công nghệ. Những năm trước sinh viên các trường đại học Dược thường được học môn Latin trong môn học này có hướng dẫn chi tiết cách phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Nay đáng tiếc môn học này không được dạy cho sinh viên nữa nên các dược sỹ đại học nhiều khi viết tên thuốc không đúng quy tắc vì thế cần tham khảo các tài liệu chính thống như dược thư hoặc dược điển.
2. Khi viết tên thuốc generic ta không viết hoa vì đó là tên chung. Ta chỉ viết hoa tên thuốc biệt dược vì đó là tên thương mại hay tên riêng do đơn vị hay cá nhân sở hữu thuốc đặt tên.
Nguồn : Pharmacy Times/ Namud Insider