Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân nào, nhưng một số đặc điểm nhất định của người cao tuổi khiến họ dễ bị tổn thương hơn. Một số loại thuốc sau được kê đơn phổ biến ở người cao tuổi nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác nguy hiểm. Vì vậy khi sử dụng những loại thuốc này ở người bệnh cao tuổi cần phải có sự giám sát và theo dõi cẩn trọng.
Mục lục
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau NSAIDs rất phổ biến và một số thuốc trong nhóm này có thể không cần kê đơn. Thế nhưng đây cũng là loại thuốc gây nhiều tác dụng phụ và nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi. Điều này là do, mô mỡ tăng lên theo độ tuổi, các thuốc này lại hòa tan trong lipid dẫn đến tăng nồng độ thuốc trong cơ thể, dẫn đến các tác dụng dược lý tăng quá mức. Hơn nữa, chức năng thận giảm ở nhiều người cao tuổi, dẫn đến làm giảm sự thanh thải thuốc ở thận và nồng độ thuốc cao hơn.
Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa cao, nguy cơ tăng lên khi bắt đầu dùng thuốc và khi liều tăng lên. Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tăng khi dùng NSAIDs phối hợp với warfarin (thuốc chống đông máu), aspirin, clopidogrel (các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác)… Thuốc giảm đau NSAIDs cũng có thể làm gia tăng các biến cố tim mạch và có thể gây giữ nước.
Ngoài ra thuốc cũng có thể làm tăng huyết áp; ảnh hưởng này có thể không được phát hiện và dẫn đến tăng cường điều trị thuốc hạ huyết áp. Điều này rất nguy hiểm.
Vì vậy, nếu phải dùng thuốc ở người cao tuổi, cần sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và cần tiếp tục đánh giá lại điều trị. Khi sử dụng lâu dài, nên theo dõi chặt chẽ nồng độ creatinine huyết thanh và huyết áp, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác (như suy tim, suy thận, xơ gan có cổ trướng, suy giảm thể tích, sử dụng lợi tiểu).
Thuốc hạ huyết áp
Ở nhiều bệnh nhân cao tuổi, liều khởi đầu thấp thuốc hạ áp có thể là cần thiết để giảm nguy cơ tác dụng phụ; tuy nhiên, đối với hầu hết bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp, để đạt được mục tiêu về huyết áp đòi hỏi liều lượng tiêu chuẩn và điều trị phối hợp thuốc.
Lựa chọn ban đầu của tăng huyết áp ở người cao tuổi thường là thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, hoặc thuốc chẹn kênh canxi, tùy thuộc vào các bệnh đồng mắc. thuốc chẹn bêta nên được dùng cho lựa chọn thứ 2. Thuốc dihydropyridin tác dụng ngắn (ví dụ, nifedipine) có thể làm tăng nguy cơ tử vong và không nên dùng. Theo dõi huyết áp tư thế ngồi và đứng, đặc biệt khi sử dụng nhiều thuốc hạ huyết áp, để phát hiện hạ huyết áp tư thế đứng, có thể làm tăng nguy cơ ngã và gãy xương.
Thuốc chống tăng đường huyết
Liều thuốc viên hạ đường huyết nên được điều chỉnh cẩn thận ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. Nguy cơ hạ đường huyết do sulfonylureas có thể tăng theo tuổi. Chlorpropamide không được khuyến cáo ở những bệnh nhân cao tuổi vì tăng nguy cơ hạ đường huyết và giảm natri huyết do hội chứng tiết ra hormone chống bài niệu không thích hợp (SIADH).
Nguy cơ hạ đường huyết cũng cao hơn khi dùng glyburide so với các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác vì sự giảm độ thanh thải thận ở người cao tuổi.
Metformin, một loại biguanide được thải trừ bởi thận, làm tăng độ nhạy của mô ngoại biên tới insulin và có thể hiệu quả khi dùng đơn trị hoặc phối hợp với sulfonylureas. Nguy cơ nhiễm toan lactic, biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, tăng lên với mức độ suy thận và tuổi bệnh nhân. Chống chỉ định với bệnh nhân suy tim.
Tuổi tác có thể làm tăng độ nhạy cảm đối với tác dụng chống đông máu của warfarin. Việc sử dụng cẩn thận liều lượng và theo dõi thường xuyên có thể khắc phục phần lớn nguy cơ bị chảy máu ở bệnh nhân cao tuổi dùng warfarin. Ngoài ra, vì tương tác thuốc với warfarin rất thường gặp, nên cần theo dõi sát hơn khi thêm thuốc mới hoặc dừng thuốc cũ. Bệnh nhân cũng nên được theo dõi tương tác của warfarin với thức ăn, rượu, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng. Các thuốc chống đông thế hệ mới (dabigatran, rivaroxaban, apixaban) có thể ít tương tác giữa thuốc-thuốc và tương tác thuốc-thức ăn hơn là warfarin, nhưng vẫn làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những người có chức năng thận suy giảm.
Thuốc chống đông máu
Tuổi tác có thể làm tăng độ nhạy cảm đối với tác dụng chống đông máu của warfarin. Việc sử dụng cẩn thận liều lượng và theo dõi thường xuyên có thể khắc phục phần lớn nguy cơ bị chảy máu ở bệnh nhân cao tuổi dùng warfarin. Ngoài ra, vì tương tác thuốc với warfarin rất thường gặp, nên cần theo dõi sát hơn khi thêm thuốc mới hoặc dừng thuốc cũ. Bệnh nhân cũng nên được theo dõi tương tác của warfarin với thức ăn, rượu, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng. Các thuốc chống đông thế hệ mới (dabigatran, rivaroxaban, apixaban) có thể ít tương tác giữa thuốc-thuốc và tương tác thuốc-thức ăn hơn là warfarin, nhưng vẫn làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những người có chức năng thận suy giảm.
Nguồn Sức khỏe Đời sống