Acetaminophen (hay còn có tên phổ biến là Paracetamol) có tác dụng giảm đau hạ sốt song không có tác dụng chống viêm. Thuốc có rất nhiều biệt dược nổi tiếng như Panadol, Panadol extra, Hapacol, Efferalgan v.v… là thuốc rất thường được sử dụng và có thể dễ dàng mua tại nhà thuốc.
Các dược sĩ cần rất lưu tâm khi bán thuốc này cho phụ nữ mang bầu và phụ nữ mang bầu cần rất cẩn trọng khi dùng thuốc có thành phần trên.
Mới đây, theo một nghiên cứu được công bố trên European Journal of Epidemiology (28/05/21), phơi nhiễm với acetaminophen trước khi sinh có liên quan đến tỷ lệ cao hơn bị các triệu chứng của rối loạn tăng động/giảm chú ý (attention-deficit/hyperactivity disorder, ADHD) và các tình trạng phổ tự kỷ (autism spectrum conditions, ASC).
Silvia Alemany từ Barcelona Institute for Global Health ở Tây Ban Nha và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ sáu đoàn hệ sinh/trẻ dựa trên quần thể châu Âu (73.881 cặp mẹ-con) để đánh giá mối liên quan giữa phơi nhiễm với acetaminophen trước khi sinh và sau khi sinh (tối đa 18 tháng) và các triệu chứng ASC và ADHD (được đánh giá từ 4 tuổi đến 12 tuổi).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ trẻ em nghi ngờ có hoặc có các triệu chứng lâm sàng trong khoảng từ 0,9% đến 12,9% đối với ASC và từ 1,2% đến 12,2% đối với ADHD. So với những trẻ không bị phơi nhiễm, những trẻ đã phơi nhiễm với acetaminophen trước khi sinh có nhiều khả năng là về sau nghi ngờ có hoặc có các triệu chứng lâm sàng của. Trong khi cả trẻ trai và trẻ gái bị phơi nhiễm trước khi sinh đều có tỷ lệ cao hơn bị các triệu chứng của ASC và ADHD, tỷ lệ gặp ở bé trai cao hơn bé gái.
Alemany cho biết trong một bài báo cáo: “Xem xét tất cả các bằng chứng về acetaminophen và quá trình phát triển thần kinh, chúng tôi đồng ý với các khuyến nghị trước đây chỉ ra rằng mặc dù không nên cấm sử dụng acetaminophen ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ em, nhưng chỉ nên sử dụng thuốc này khi cần thiết”.
Nguồn: https://www.msdmanuals.com