Bệnh tim mạch là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, liên quan đến tất cả các chức năng của cơ thể. Toàn thế giới đã có khoảng 40 triệu người bị bệnh tim dùng Co Q10 thường xuyên, riêng ở Nhật đã là trên 15 triệu người. Vậy Co Q10 là chất gì? Có tác dụng như thế nào với tim mạch? Cách bổ sung ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!
Mục lục
Coenzyme Q10 là gì?
Vào năm 1957, TS. FGrane (bang Winconsin – Mỹ) đã phân lập được từ tim bò một chất màu vàng. Đó là Co Q10. Dần dần ông và hiệp hội đã tổng hợp được Co Q10 trong phòng thí nghiệm. Khám phá về chất này đã mang về cho Mitchell giải Nobel.
Coenzyme Q10 là một chất chống oxy hóa. Chất này cần thiết cho các hoạt động, chức năng cơ bản của tế bào. Mức coenzyme Q10 trong cơ thể người giảm dần theo tuổi thọ và có thể thấp hơn ở những người bị ung thư, rối loạn di truyền, bệnh tiểu đường, bệnh tim, HIV/AIDS, chứng loạn cơ bắp và bệnh Parkinson. Một số loại thuốc theo toa mà bạn sử dụng cũng có thể làm giảm nồng độ coenzyme Q10 trong cơ thể. Trong tự nhiên, Coenzyme Q10 có nhiều trong các loại thịt và hải sản…
Công dụng Coenzyme Q10 của đối với tim mạch
Nhờ vai trò tích cực của mình, Coenzym Q10 hoạt hoá tới 95% năng lượng hàng ngày của cơ thể, nhất là hoạt động chức năng của tim mạch. Do cường độ hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, tim tiêu thụ năng lượng lớn gấp nhiều lần các bộ phận khác và có mối quan hệ mật thiết với CoQ10.
Khi nồng độ CoQ10 bị suy giảm thì các hoạt động chức năng của tế bào không được đảm bảo, thiếu hụt ATP dẫn tới một số triệu chứng đáng lo ngại như mệt mỏi, rối loạn thần kinh, đau cơ, suy yếu miễn dịch, tăng huyết áp, suy tim, hoạt động thể lực khó khăn… Không những vậy, thiếu hụt CoQ10 có thể làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác. Trung bình, một người bình thường cần từ 5 – 10mg CoQ10 một ngày và người mắc bệnh tim mạch thì cần tới 30 – 60mg/ngày.
Nên bổ sung Coenzyme Q10 như thế nào?
Để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh thiếu máu cơ tim nên duy trì chế độ sống lành mạnh, hạn chế chất béo, cholesterol, ăn nhạt, không dùng các chất kích thích, tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và Conezyme Q10.
Thịt đỏ
Coenzyme Q10 được tìm thấy nhiều nhất trong thịt đỏ, đặc biệt là những phần thịt nội tạng như: Gan và tim. Theo Viện Linus Pauling (Mỹ), trong 100gr thịt bò chiên có thể chứa tới 3mg Coenzyme Q10. Tuy nhiên, thực tế lượng Coenzyme Q10 bị suy giảm rất nhanh qua quá trình chế biến thực phẩm. Chiên được cho là cách gây hao hụt nhiều nhất
Các loại cá
Các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ, cá mòi tươi, cá trích và cá thu cũng chứa một lượng lớn Coenzyme Q10. Các nhà khoa học cho biết, trong 100gr cá trích ướp có chứa khoảng 2,7mg Coenzyme Q10. Tuy nhiên, cũng giống như thịt đỏ, chế biến quá mức có thể làm giảm lượng Coenzyme Q10 trong cá, đây cũng là lý do nhiều người thích ăn cá sống để giữ được lượng dinh dưỡng cao nhất.
Các thực phẩm từ thực vật
Coenzyme Q10 cũng có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm từ thực phẩm như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu vừng, đậu phộng, đậu nành, rau bina, đậu azuki, mầm lúa mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ xanh. Chẳng hạn, ăn khoảng ½ bát súp lơ xanh luộc cũng có thể cung cấp khoảng 0,5mg Coenzyme Q10.
Ngoài ra, các loại hoa quả tươi, quả mọng luôn chứa flavonoid và vitamin C giúp hạ huyết áp, giãn mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Những loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi mỡ và hạn chế sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch.
Tham khảo