Dùng thuốc chữa bệnh, nhất định phải tránh xa những kết hợp này

Sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng thời điểm là điều cần thiết để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. Tuy nhiên, với một số trường hợp, việc dùng thuốc kết hợp cùng một thời điểm lại gây phản tác dụng.

Dùng thuốc chữa bệnh, nhất định phải tránh xa những kết hợp này
Dùng thuốc chữa bệnh sẽ phản tác dụng nếu kết hợp với thuốc đối kháng

Tránh những kết hợp sau khi dùng thuốc chữa bệnh

Kháng sinh tiết niệu và uống sắt

Một đối kháng điển hình giữa nhóm kháng sinh tiết niệu và viên sắt mà bất cứ bệnh nhân nào cũng cần biết. Bệnh nhân không nên sử dụng hai loại thuốc này cùng nhau. Lý là vì viên sắt chống lại sự hấp thụ thuốc. Nếu bạn dùng viên sắt liều cao, nó có thể giảm tới 1/3 nồng độ thuốc được hấp thu vào máu. Khi đó, việc dùng thuốc kháng sinh tiết niệu cũng không có tác dụng gì.

Kháng sinh tả và canxi

Tetracyclin là một trong các thuốc được sử dụng nhiều nhất khi bị bệnh tả. Nhưng hãy nhớ rằng, dùng thuốc kháng sinh tả thì đừng có ngó ngàng gì tới canxi. Trường hợp dùng canxi liều cao, canxi làm cho thuốc bị kết tủa theo kiểu tạo chelat. Hậu quả thuốc không thể nào được hòa tan và rất khó đi vào cơ thể. Sự đối kháng này đặc biệt chú ý vì chúng ta không thể để bệnh tả kéo dài.

Thuốc chống dị ứng và ketoconazol

Terfenadin và Astemizol hiện vẫn còn sót lại trong danh mục thuốc chống dị ứng, dù có một số tác dụng phụ hệ trọng. Nếu như bạn có dùng một trong hai thuốc trên, cần tránh xa việc dùng thuốc ketoconazol. Lý do là ketoconazol làm tăng nồng độ thuốc trong máu quá tầm kiểm soát. Việc tăng nồng độ hai thuốc chống dị ứng trên trong máu sẽ tạo ra hiện tượng xoắn đỉnh. Nguy hiểm hơn, người dùng có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc chống đông vitamin K

Vitamin K là một thành tố để tạo nên chu trình đông máu. Vì thế, loại Vitamin này cần loại bỏ khi dùng thuốc chống đông.

Thuốc hạ áp và Canxi

Canxi là một thành tố góp phần vào cơ chế gây co cơ trơn thành mạch và gây ra sự tăng huyết áp. Trong khi đó, một trong các thuốc điều trị huyết áp đối nghịch lại cơ chế này là thuốc chẹn canxi. Thuốc này ngăn canxi đi vào hệ thống cơ trơn thành mạch, làm giảm tối đa sự co thắt mạch, làm hạ huyết áp. Nếu bạn đang dùng thuốc chữa bệnh huyết áp cao dạng thuốc chẹn canxi, hãy tạm thời dừng viên uống bổ sung canxi. Hoặc, hãy chọn thuốc hạ huyết áp dòng khác.

canxi
Canxi và thuốc hạ áp là hai kẻ thù không thể cạnh nhau

Vitamin D thuốc ức chế mật

Vitamin D cần mật để hấp thu. Không có mật, sẽ không thể có vitamin D trong cơ thể. Thuốc ức chế mật sẽ làm giảm sự tiết mật. Do đó, chúng sẽ công phá vitamin D tương đối rõ nét. Chính vì thế, hai loại này được coi như kẻ thù không đội trời chung của nhau.

Thuốc trị nghẹt mũi và thuốc long đờm

Chữa nghẹt mũi có thể dùng một vài loại thuốc co mạch để khắc phục. Thuốc này làm co mạch máu và giảm dịch mũi chảy cực hiệu quả. Thế nhưng khi sử dụng thuốc này, cần tránh thuốc long đờm.Nguyên nhân là vì thuốc long đờm làm đứt các cầu nối -S-S- (là cầu nối cơ bản trong đờm nhầy ở đường hô hấp), đồng thời tăng tiết dịch và làm hóa lỏng đờm. Điều này đối kháng với cơ chế thuốc làm co mạch mũi. Do đó, không nên dùng hai thuốc này cùng nhau.

Thuốc kháng sinh và việc truyền đạm

Khi bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh điều trị, việc truyền đạm sẽ làm tăng nồng độ đạm trong cơ thể. Điều này làm tăng chất gắn kết thuốc, làm giảm nồng độ thuốc ở dạng hoạt hóa. Do đó, khiến hoạt tính điều trị không như ý muốn.

Thuốc chống hen và thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta có cơ chế chống tăng huyết áp, điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Tuy thế, thuốc làm co thắt đường thở, hoàn toàn đối kháng với tác dụng thuốc chống hen. Giải pháp trong tình huống này là, hãy chuyển từ thuốc chẹn beta sang thuốc chẹn canxi.

Trên hết, bệnh nhân cần chú ý những thành phần của các thuốc có thể gây ra những phản ứng không mong muốn. Đồng thời, các nhà thuốc cần xem xét kĩ lưỡng đơn thuốc và tình trạng bệnh nhân khi kết hợp các loại thuốc để luôn đảm bảo tác dụng của thuốc tốt nhất!