Ở Việt Nam, ước tính có tới hơn 7 triệu người đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra trong cuộc sống hàng ngày mà còn giúp hạn chế các biến chứng của căn bệnh phổ biến này.
Mục lục
Triệu chứng
- Ợ nóng: cảm giác nóng lan lên dọc sau xương ức, hạ họng hoặc mang tai
- Trớ: là sự ứa ngược dịch trong thực quản lên miệng.
Chẩn đoán
Điều trị
Thuốc Antacid (trung hòa acid)
Thuốc thường dùng là:
- Các muối nhôm: hydroxyd, carbonat, phosphat.
- Các muối magnesi: hydroxyd, carbonat, trisilicat
Các thuốc phổ biến như: Alusi, Maalox, Gastropulgit,..
Thuốc kháng thụ thể H2
Kháng histamine H2 làm giảm tiết acid (Tagamet, Ranitidine, Zantac..).
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Ngăn tiết acid tốt nhất: omeprazole, rabeprazole, esoprazole, pantoprazole…
Thay đổi chế độ ăn
- Không ăn hoặc uống trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
- Tránh ăn quá nhiều hoặc nằm sau khi ăn.
- Tránh thức ăn chiên và quá nhiều mỡ.
- Tránh trà, cà phê, chocolate, bạc hà và soda (vì những loại này làm tăng trào ngược).
- Tránh mọi chất có chứa caffein.
- Tránh rượu, đặc biệt là buổi tối.
- Tránh gia vị, các chế phẩm từ cà chua.
Thay đổi lối sống:
- Đầu giường cao 10 – 15 cm.
- Tránh mặc đồ quá chật.
- Ngừng hút thuốc lá.
Nguồn tham khảo:
- Hướng dẫn điều trị bệnh tai mũi họng – Bộ Y tế 2016
- World Gastroenterology Organisation Global Guidelines 2017