Progesterone là gì? Nó có tác dụng gì đối với sức khỏe sinh sản và sinh lý nữ giới. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Progesterone là gì?
Progesterone (pregn-4-ene-3,20-dione; viết tắt là P4) là một hormone steroid nội sinh được cơ thể người phụ nữ tiết ra ở nửa sau chu kì kinh nguyệt. Progesterone chủ yếu tiết ra ở buồng trứng, ngoài ra còn ở nhau thai (trong thời kì mang thai), tuyến thượng thận và giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ.
Progesterone thuộc nhóm các hormone steroid, gọi là progestogen. Nó cũng là một chất chuyển hoá trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.
Cấu trúc hoá học của progesterone chứa 4 vòng hydrocacbon liền nhau, chứa gốc ceton và các nhóm chức năng oxi hoá cùng 2 nhánh methyl. Giống như các hormone steroid khác, progesterone có tính chất kỵ nước.
Vai trò của Progesterone là gì?
Progesterone cùng với một hormone sinh dục nữ khác là estrogen tạo nên chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ. Trong giai đoạn rụng trứng, thân nhiệt của người phụ nữ thường tăng từ 0.5-1 độ C do tác dụng của progesterone.
Ở phụ nữ mang thai, progesterone còn được coi là một hormone an thai do có tác dụng ngăn chặn các cơn co tử cung, giúp cổ tử cung của người mẹ luôn đóng kín. Ngoài ra, progesterone còn giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày hơn để tạo điều kiện tốt nhất đón trứng. Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu di chuyển vào trong tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ.
Sau khi thụ thai, progesterone còn được sản xuất ở nhau thai và duy trì nồng độ cao trong suốt thai kỳ, ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường. Đặc biệt, progesterone có tác dụng tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Bên cạnh đó, hormone này có tác dụng hỗ trợ tuyến vú phát triển trong suốt thai kỳ, có vai trò trong quá trình tạo sữa sau sinh, tạo nút nhầy cổ tử cung người mẹ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Ở cơ thể nam giới cũng có một lượng nhỏ progesterone đóng vai trò trong sự phát triển của tinh trùng.
Hàm lượng
Nồng độ Progesterone huyết thanh dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đạt đỉnh trước ngày hành kinh 7 ngày và cao hơn ở phụ nữ mang thai.
Trong giai đoạn nang noãn (trước rụng trứng), nồng độ progesterone duy trì ở mức thấp (0,2-1,5 ng/ml). Sau khi nồng độ hormone LH tăng cao, đạt đỉnh và dẫn đến hiện tượng rụng trứng, các tế bào hoàng thể trong nang noãn bị vỡ, sản xuất progesterone đáp ứng với LH.
Trong giai đoạn hoàng thể (sau rụng trứng), nồng độ progesterone tăng nhanh đến mức tối đa đạt 10-20 ng/ml trong khoảng 5-7 ngày sau khi rụng trứng.
Nếu trứng không được thụ tinh, quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ progesterone sẽ giảm trong 4 ngày cuối của chu kỳ do quá trình thoái hoá của thể vàng.
Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng giữ nồng độ progesterone ở mức cao. Trong giai đoạn đó, nhau thai là nguồn chính tiết progesterone giúp nồng độ progesterone tăng từ 10-50 ng/ml (trong ba tháng đầu của thai kỳ) đến 50-280 ng/ml (trong ba tháng cuối thai kỳ).
Xét nghiệm progesterone là gì?
Xét nghiệm progesterone (PGSN) có thể giúp bác sĩ biết được liệu nồng độ progesterone của bạn có có quá thấp không. Đây là một xét nghiệm máu đơn giản và không cần bất cứ sự chuẩn bị nào.
Xét nghiệm có thể cho bạn biết tại sao bạn lại gặp vấn đề trong việc mang thai. Nó cũng có thể xác nhận việc trứng của bạn đã rụng hay chưa. Xét nghiệm PGSN còn được sử dụng trong việc giám sát liệu pháp thay thế hóc môn hoặc tình trạng của một thai kỳ có nguy cơ cao. Nồng độ progesterone trong thai kỳ thường cao hơn so với bình thường. Và nồng độ này thậm chí sẽ cao hơn nữa nếu bạn có nhiều hơn một thai nhi.
Đàn ông, trẻ em, và phụ nữ hậu mãn kinh đều có lượng hóc môn progesterone ít hơn so với những phụ nữ đang trong thai kỳ. Nồng độ progesterone được đánh giá là “bình thường” tùy thuộc vào tuổi tác và giới tính của mỗi người. Ở phụ nữ, những yếu tố khác ảnh hưởng tới nồng độ progesterone là việc họ có đang mang thai hay đang trong kỳ kinh nguyệt hay không. Nồng độ progesterone sẽ dao động trong suốt kỳ kinh nguyệt. Lượng progesterone sẽ đạt đến đỉnh điểm 7 ngày trước ngày hành kinh và nồng độ sẽ trở nên khác nhau trong ngày.
Buồng trứng hoạt động kém hiệu quả làm giảm chất lượng của việc sản xuất progesterone. Trong thời kỳ mãn kinh, việc nồng độ estrogen và progesterone sụt giảm là điều bình thường.
Những vấn đề cần lưu ý
Sự thiếu hụt hay mất cân bằng progesterone sẽ gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, kinh thưa…
Đối với phụ nữ mang thai, progesterone là một trong những hormone gây nên triệu chứng khó chịu, ốm nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ, khiến mẹ bầu mệt mỏi, nôn, buồn nôn và có thể sụt cân. Tuy nhiên, sự thiếu hụt progesterone sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung hay sảy thai, cần theo dõi nồng độ progesterone trong 3 tháng đầu của thai kì.
Theo một số nghiên cứu, nồng độ progesterone ở tuần thứ 6 vào khoảng 6-10 ng/ml báo hiệu sớm một thai kỳ không an toàn. Ở những phụ nữ có tiền sử sảy thai trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ cần được phát hiện sớm và điều trị thiếu hụt progesterone.
Tình trạng progesterone huyết thanh thấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng sảy thai. Nồng độ progesterone thấp sẽ dẫn đến niêm mạc tử cung kém phát triển, dễ bong tróc, chảy máu. Nếu xuất hiện triệu chứng chảy máu kèm những cơn co thắt mạch, thai phụ cần được nhập viện để theo dõi.
Sự thiếu hụt progesterone cũng hạn chế sự phát triển của tuyến vú.
Xem thêm Báo dân trí nói về Giáng Hỏa Sinh Tân
Xem thêm về Giáng Hỏa Sinh Tân