Chất độc này gấp 68 lần so với asen, 10 lần so với kali xyanua, nhưng ít người hiểu được mức độ nguy hiểm của nó.
Nếu hỏi bạn đâu là nơi bẩn nhất trong ngôi nhà của bạn? Ít nhất một nửa số người sẽ trả lời là nhà vệ sinh. Trên thực tế, có một nơi ở nhà cần được chú ý hơn đó là những chiếc thớt nhà bếp. Nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn trên thớt còn nhiều hơn cả trong nhà vệ sinh.
Chúng ta sử dụng thớt để thái rau, thịt sống, hoa quả hằng ngày, nhưng bạn có biết có bao nhiêu vi khuẩn phát triển trong đó không? Nhưng điều quan trọng nhất là dụng cụ này có thể sản sinh ra aflatoxin, một chất gây ung thư hàng đầu.
Bác sĩ Thái Kiến Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung thư, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc nói: “Aflatoxin là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư gan. So với những người thường xuyên tiếp xúc với chất này, nguy cơ mắc bệnh chênh lệch từ 80-100 lần”.
Mục lục
Aflatoxin nguy hiểm như thế nào?
Aflatoxin có độc tính gấp 68 lần so với asen, 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy các mô gan cực kỳ nghiêm trọng.
Nó cũng là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất mà chúng ta từng biết, 1mg đủ để gây ung thư. Năm 1993, aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận là chất gây ung thư loại 1.
Ông Trần là một bệnh nhân sống ở Nội Mông, Trung Quốc. Sau khi đến bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện có khối u 5cm trong gan. Mặc dù được phẫu thuật, nhưng ông chỉ có thể sống được vỏn vẹn 6 năm sau đó.
Khi bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, họ phát hiện ra căn bếp nhà ông Trần ẩm thấp và tối tăm. Hệ thống thông gió rất kém và hầu như không có ánh sáng mặt trời, đặc biệt chiếc thớt ông thường dùng có màu đen, đổi màu, có những mảng ố và mốc.
Lúc này, bác sĩ nhận ra, chất ung thư hình thành từ chiếc thớt này. Khi thớt được để trong môi trường ẩm thấp như vậy, nó rất dễ bị mốc. Chất aflatoxin có trong nấm mốc sẽ gián tiếp xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, theo thời gian hình thành ung thư gan.
Làm thế nào để làm sạch một chiếc thớt bẩn?
Vệ sinh thớt sạch sẽ mỗi ngày là cách tốt nhất để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, chẳng hạn như cách làm sau đây:
– Rửa thớt bằng xà phòng rửa chén thông thường trước, làm sạch cả 4 mặt.
– Rắc một ít muối lên thớt, nhúng miếng bọt biển vào ít nước rồi chà sạch trong 30 giây, sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
– Pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:2, xịt lên bề mặt thớt.
– Để thớt nơi khô ráo, thoáng gió và có ánh nắng mặt trời.
Bác sĩ Thái còn nhấn mạnh rằng, ngoài việc vệ sinh thường xuyên, bề mặt thớt gỗ không nên có những vết nứt. Một khi thớt bị đen, không thể cạo sạch, tốt nhất nên vứt bỏ.
Một số thứ có thể tìm thấy aflatoxin
– Đũa tre
Vào tháng 2 hoặc tháng 3, đây là thời tiết ẩm ướt nhất, đũa gỗ rất dễ bị mốc. Ngoài ra, dù ngay cả trong môi trường sạch sẽ, tốt nhất vẫn nên thay đũa sau 1 năm sử dụng. Đũa inox được khuyến khích nên sử dụng vì độ an toàn cao.
– Thức ăn bị mốc
Một khi thực phẩm đã bị mốc, phải vứt bỏ vì nó đã sinh ra độc tố aflatoxin. Ngay cả đun sôi trong nước sôi nóng cũng vô ích. Aflatoxin có thể chịu đựng được nhiệt độ rất cao, nó không thể bị phá hủy trong nước sôi bình thường.
Nguồn: Báo Dân Việt