Phác đồ điều trị dị ứng thức ăn theo BYT

Dị ứng thức ăn được định nghĩa là các phản ứng xảy ra sau ăn do đáp ứng bất thường của hệ miễn dịch với thành phần của thức ăn, có thể thông qua IgE, không IgE hoặc phối hợp cả hai.

Điều trị dị ứng thức ăn theo phác đồ của BYT như sau:

– Chế độ ăn không có thức ăn gây dị ứng: đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong dị ứng thức ăn, thức ăn gây dị ứng phải được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của người bệnh, người bệnh cần đọc kỹ các thành phần trong thức ăn trước khi ăn các thực phẩm chế biến sẵn, hoặc tự chẩn bị thức ăn cho riêng mình.

– Điều trị triệu chứng do phản ứng dị ứng với thức ăn: Có nhiều loại thuốc để điều trị triệu chứng do phản ứng dị ứng với thức ăn, tuy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, loại phản ứng dị ứng.

– Kháng histamine: là thuốc quan trọng điều trị các triệu chứng lâm sàng như ngứa, mày đay- phù Quincke, triệu chứng viêm mũi- kết mạc, triệu chứng của dạ dày

+ Kháng histamine H1 thế hệ 1: diphenhydramine, hydroxyzine, loratadine, fexofenadine, desloratadine… (Liều dùng tham khảo bài Các thuốc kháng histamin H1)

+ Kháng histamine H2: raniditine 1-2mg/kg/ lần liều tối đa 75-150 mg, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

– Corticosteroid đường toàn thân: được chỉ định trong những trường hợp phản ứng dị ứng nặng, có thể dùng đường uống hoặc đường tĩnh mạch liều methylprednisolone 0,5-1 mg/kg/ ngày, liều tối đa là 80mg, giảm liều khi triệu chứng cải thiện.

– Adrenaline: là thuốc quan trọng nhất trong điều trị sốc phản vệ do thức ăn.

+ Trẻ em nặng 10-25kg: adrenaline 0,15mg tiêm bắp

+ Trẻ em nặng > 25kg, adrenaline 0.3mg tiêm bắp

+ Người lớn, adrenaline (1:1.000) 0,01mg/kg/ lần, tối đa 0.5mg/ lần

+ Adrenaline cần nhắc lại sau mỗi 5-15 phút nếu cần

– Thuốc giãn phế quản

+ Salbutamol MDI trẻ em 4-8 nhát xịt, ngƣời lớn 8 nhát xịt

+ Hoặc dạng khí dung trẻ em 1.5ml, ngƣời lớn 3ml, nhắc lại sau mỗi 20 phút nếu cần  

– Các thuốc co mạch khác khi điều trị thất bại với Adrenaline: Glucagon có thể đƣợc sử dụng với liều 20-30 μg /kg ở trẻ em, 1-5mg hoặc truyền tĩnh mạch liều 5-15 μg/ phút ở ngƣời lớn.

– Thở oxy khi có suy hô hấp

– Truyền dịch

Dị ứng thức ăn có thể được DỰ PHÒNG như thế nào?

– Trẻ em phải được nuôi bằng sữa mẹ ít nhất 4-6 tháng tuổi.

– Tiêm vác xin an toàn ở trẻ dị ứng thức ăn.

– Giáo dục cho người bệnh, và gia đình cũng như thầy cô tại trường học của người bệnh thông tin về bệnh, cách phòng tránh và điều trị cấp cứu ban đầu khi có phản ứng dị ứng xảy ra.

– Xây dựng và cung cấp cho người bệnh, gia đình người bệnh danh sách thức ăn dị ứng.

– Phát hiện và điều trị các bệnh dị ứng kèm theo như hen, VMDƯ, dị ứng thuốc.

– Hướng dẫn cách sử dụng thuốc epinephrine dạng bơm tiêm tự động cho người bệnh, gia đình người bệnh nếu có phản ứng SPV xảy ra.

BS. Nguyễn Hồng Vân

Trích Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng

Phác đồ điều trị dị ứng thức ăn theo BYT