Người bệnh đái tháo đường týp 1 phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Ngược lại, người bệnh đái tháo đường týp 2 không phải phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Nhưng sau một thời gian mắc bệnh nhiều người bệnh đái tháo đường týp 2 giảm sút, thậm chí mất khả năng sản xuất insulin, đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu một cách đầy đủ.
Sử dụng insulin để đạt được hiệu quả kiểm soát chuyển hóa glucose tốt nhất đòi hỏi sự hiểu biết về khoảng thời gian tác dụng của các loại insulin khác nhau.
– Các loại Insulin người theo thời gian tác dụng
Chế phẩm insulin | Bắt đầu tác dụng | Đỉnh tác dụng | Thời gian thuốc có hiệu quả |
Insulin tác dụng nhanh: – Insulin lispro – Insulin aspart – Insulin gluisin | 5 – 15 phút 5 – 15 phút 5 – 15 phút | 30 – 90 phút 30 – 90 phút 30 – 90 phút | 3 – 5 giờ 3 – 5 giờ 3 – 5 giờ |
Insulin tác dụng ngắn: – Regular – Actrapid® | 30 – 60 phút 30 phút | 2 – 3 giờ 1 – 3 giờ | 5 – 8 giờ 8 giờ |
Insulin tác dụng trung bình: – NPH – Lente – Insulatard® HM – Insulatard® FlsxPen | 2 – 4 giờ 3 – 4 giờ 1 – 1,5 giờ 1 – 1,5 giờ | 4 – 10 giờ 4 – 12 giờ 4 – 12 giờ 4 – 12 giờ | 10 – 16 giờ 12 – 18 giờ 24 giờ 24 giờ |
Insulin tác dụng chậm: – Ultralente – Glargine – Determir | 6 – 10 giờ 2 – 4 giờ 2 – 4 giờ | 10 – 16 giờ Không có đỉnh 6 – 14 giờ | 18 – 24 giờ 20 – 24 giờ 16 – 20 giờ |
Insulin hỗn hợp – 70/30 human mix – 70/30 aspart analog mix. – Mixtard® HM (70/30) – Mixtard® 30 FlexPen – NovoMix®30 FlexPen | 30 – 60 phút 5 – 15 phút 30 phút 30 phút 10 – 20 phút | Theo 2 pha Theo 2 pha 2 – 8 giờ 2 – 8 giờ 1 – 4 giờ | 10 – 16 giờ 10 – 16 giờ 24 giờ 24 giờ 24 giờ |
- Quy trình tiêm
Insulin nên được tiêm vào tổ chức dưới da. Người bệnh có thể tự tiêm bằng cách kéo nhẹ da gấp lên và tiêm ở góc 90o. Những người gầy hoặc trẻ em có thể dùng kim ngắn hoặc có thể véo da lên và tiêm góc 45o để tránh tiêm vào cơ, đặc biệt ở vùng đùi. Đặc biệt khi dùng bút tiêm insulin, kim nên lưu lại trong da 5 giây sau khi đã ấn toàn bộ pít tông để đảm bảo cung cấp đủ toàn bộ liều insulin.
Tiêm insulin vào tổ chức dưới da bụng thường được dùng, nhưng cũng có thể tiêm mông, đùi hoặc cánh tay. Quay vòng vị trí tiêm là cần thiết để ngừa phì đại hoặc teo tổ chức mỡ dưới da tại nơi tiêm. - Vấn đề bảo quản insulin
Lọ insulin không được sử dụng nên để ở tủ lạnh, nhưng tránh để trong ngăn đá, tránh để insulin tiếp xúc với ánh nắng. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp và lắc nhiều có thể làm hỏng insulin. Insulin đang sử dụng có thể giữ ở nhiệt độ phòng để hạn chế gây kích thích tại chỗ vị trí tiêm.
BS. Nguyễn Hồng Vân
Nguồn: Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế
