Thuốc long đờm Acetylcystein và Bromhexin khác nhau như thê nào?

Bromhexin là thuốc có tác dụng long đờm theo cơ chế làm loãng đờm bằng cách phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharide nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Do đó, tạo điều kiện cho việc khạc đờm dễ dàng. Thuốc được dùng trong chỉ định rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.Thuốc Brohexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Bromhexin cần thận trọng cho một số đối tượng như: loét dạ dày tá tràng tiến triển, người nằm lâu ngày nguy cơ ứ đọng đờm đường hô hấp, người bệnh hen, người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu khó có khả năng khạc đờm, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú hoặc bé l tuổi; 2 tuổi.

Acetylcystein là thuốc long đờm  cũng theo cơ chế loãng đờm, nhưng khác với bromhexin, acetylcystein cắt các cầu các liên kết disulfide trong mucoprotein (thành phần của chất nhầy) nên làm giảm độ quánh của chất nhầy.

Ngoài ra, thuốc Acetylcystein  còn có tác dụng bảo vệ gan đặc biệt trong ngộ độc gan do paracetamol, và làm giảm độc tính trên thận do thuốc cản quang. Và Acetylcystein còn được dùng cho các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân gây mê có tình trạng dịch tiết đặc biệt bất thường, bệnh nhân xẹp phổi, mở thông khí quản, các bệnh đường hô hấp mạn tính…

Acetylcystein cũng cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân loét dạ dày tiến triển, bệnh nhân hen, phụ nữ có thai và cho con bú, thuốc có tiết qua sữa mẹ, và thận trọng dùng cho bé l tuổi; 2 tuổi. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai bị quá liều paracetamol được chỉ định dùng acetylcystein.

Vì vậy, tùy theo chỉ định và đối tượng dùng khác nhau, Acetylcystein có thể thay thế cho Bromhexin hoặc không. Nếu chỉ với chỉ định loãng đờm trong bệnh viêm đường hô hấp thông thường, hai thuốc cùng có tác dụng loãng đờm tạo điều kiện bật đờm ra ngoài.

Nhà thuốc Duocare tổng hợp

Thuốc long đờm Acetylcystein và Bromhexin khác nhau như thê nào?